A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin văn bản pháp luật có hiệu lực trong tháng 3

    1. Triển khai cấp hộ chiếu gắn chíp từ ngày 01/03/2023.

Theo Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, từ ngày 01/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Hình thức của mẫu hộ chiếu này về cơ bản vẫn giống với hộ chiếu không gắn chip đang được cấp hiện nay, chỉ khác ở là có biểu tượng con chíp ngay ở mặt ngoài.

Hộ chiếu phổ thông gắn chip có tính bảo mật cao, khó sao chép, lấy cắp được những thông tin lưu trữ trong con chip, tránh tình trạng bị làm giả hộ chiếu. Trong chip cũng tích hợp nhiều thông tin như: vân tay, mống mắt, nhóm máu…

Với mẫu hộ chiếu gắn chip, người dân có thể làm thủ tục xuất nhập cảnh nhanh hơn qua cửa kiểm soát tự động.

Hiện tại người dân muốn được cấp hộ chiếu gắn chip vẫn cần đến trực tiếp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục và lấy dấu vân tay. Sau này, khi dữ liệu dân cư được liên thông hoàn toàn thì người dân hoàn toàn có thể làm hộ chiếu gắn chip trực tuyến ở nhà.

2. Hướng dẫn về lý do chính đáng được vắng mặt khi vắng khám nghĩa vụ.

Từ ngày 14/3/2023, Thông tư 07/2023/TT-BQP dự kiến sẽ giải quyết nhiều vướng mắc còn tồn tại của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

Không còn quy định mơ hồ là “lý do chính đáng”, Điều 4 Thông tư 07 ghi nhận cụ thể các trường hợp được coi là có “lý do chính đáng” để không bị phạt khi vắng mặt trong buổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ,… bao gồm:

(1) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ/chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.

(3) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.

(4) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

(5) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh hoặc nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.

3. Quy định mới về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/1/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/3/2023.

Thông tư quy định rõ về tiếp nhận tiền công đức, tài trợ. Theo đó, mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

Đối với quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo: Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân: Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

4. Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ 6-61 triệu đồng.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BTC ngày 2/2/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

Theo đó, người nộp phí là các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Bộ TN&MT hoặc cơ quan nhà nước được Bộ TN&MT giao thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức thu phí thẩm định theo quy định tại Thông tư này.

Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2023.

 


Tác giả: Tư pháp - Hộ tịch
Nguồn:Tư pháp - Hộ tịch Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 50
Hôm qua : 52
Tháng 11 : 1.464
Tháng trước : 757
Năm 2024 : 9.322
Liên kết website